Trong giới y học ngày nay, tiêm huyết tương đã trở thành một phương pháp điều trị đa dạng và nhiều tiềm năng. Đặc biệt là trong lĩnh vực thẩm mỹ và điều trị các vấn đề về sức khỏe, phương pháp được áp dụng rộng rãi. Trong thời gian tới, tiêm huyết tương còn là một lĩnh vực nghiên cứu và được ứng dụng rộng rãi hơn.
Khái niệm tiêm huyết tương
Huyết tương là gì?
Huyết tương là chất dịch trong màu vàng nhạt. Đây là thành phần quan trọng trong máu, chiếm tới 55-65% tổng lượng máu trong cơ thể. Sinh lý huyết tương thay đổi theo trình trạng sinh lý cơ thể. Ví dụ như sau bữa ăn huyết tương có màu đục, sau khi ăn vài giờ thì huyết tương trong hơn và có màu vàng chanh. Đơn vị huyết tương màu đục sẽ không được sử dụng vì chúng có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh khi tiêm huyết tương
Thành phần của huyết tương
Trong huyết tương chứa 90% là nước, 10% là các chất tan như protein huyết tương, thành phần hữu cơ và muối vô cơ.
-
Protein huyết tương: chiếm 7% thể tích huyết tương, các protein quan bao gồm: albumin, globulin, fibrinogen
-
Các hợp chất hữu cơ khác: amino acid, vitamin, glucose, một số loại peptide điều hòa lipide và steroid hormone.
-
Muối khoáng: chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện li như Na, Ca, K,....
Chức năng của tiêm huyết tương
Huyết tương có chức năng vận chuyển các nguyên liệu quan trọng như glucose, sắt, oxy, protein,...cho cơ thể. Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75 gram protein. Ngoài ra, huyết tương còn được chiết tách thành các phần thành phần của máu để truyền cho bệnh nhân, đây gọi là quá trình “tiêm huyết tương”.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì truyền máu toàn phần, người ta chuyển sang sử dụng chế phẩm máu mà bệnh nhân cần. Nguyên tắc này giúp tối ưu hiệu quả và hạn chế những tai biến truyền máu. Trong các chế phẩm của máu được sử dụng phổ biến nhất là các chế phẩm chứa huyết tương. Trong đó, huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh chiếm phần lớn.
Lịch sử hình thành và phát triển tiêm huyết tương
Thế kỷ 17 - 18
Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của huyết tương trong quá trình đông máu. Sự hiểu biết về huyết tương dần dần được mở rộng qua các nghiên cứu về hệ thống máu.
Cụ thể vào năm 1616, William Harvey - nhà sinh lý học người Anh - đã phát hiện sự tuần hoàn máu và tim có nhiệm vụ đẩy máu nuôi cơ thể. Phát hiện này đã giúp ý tưởng truyền máu để hồi sinh, tăng cường sức mạnh được trở lại. Các cuộc thí nghiệm truyền máu trên động vật được thực hiện và thành công. Đáng chú ý nhất là thí nghiệm truyền máu từ cừu sang người. Đây có thể gọi là những bước đi tiên phong của tiêm huyết tương sau này.
Thế kỷ 19
Vào năm 1818, bác sĩ Blundell đã thành công khi tiến hành lấy máu của chồng một sản phụ bị mất máu do băng huyết để truyền cho người vợ. Sau thành công này, ngành Huyết học Truyền máu đã thực sự phát triên và đạt được những thành công đáng nể. Năm 1840, ca truyền máu cứu sống bệnh nhân mắc chứng khó đông được tiến hành. Năm 1890, Behring và Kitasato đã thành công trong việc điều trị bệnh sán hồi bằng cách sử dụng huyết tương từ những người đã hồi phục từ bệnh. Các nhà nghiên cứu như Emil von Behring và Kitasato Shibasaburo đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển tiêm huyết tương.
Thế kỷ 20
Các phát triển quan trọng khác đã xuất hiện trong thế kỷ 20, bao gồm khám phá về penicillin và sự hiểu biết rõ hơn về các yếu tố huyết tương. Sự phát triển của công nghệ sản xuất đã làm cho quá trình thu được huyết tương trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn. Năm 1950 - 1960, nghiên cứu về huyết tương miễn dịch và ứng dụng nó trong việc điều trị bệnh đã đạt được sự chú ý lớn. Việc sản xuất loại huyết tương có chứa các yếu tố miễn dịch như immunoglobulin đã trở thành một phần quan trọng của y học.
Thế kỷ 21
Sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất và phân tích huyết tương đã mở ra nhiều cơ hội mới. Các ứng dụng của huyết tương trong điều trị các bệnh lý, phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật, và nghiên cứu về miễn dịch đang ngày càng được khám phá và phát triển.Tính đến thời điểm hiện tại, tiêm huyết tương đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình điều trị và nghiên cứu y học. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch và cung cấp những yếu tố quan trọng cho sự phục hồi sức khỏe.
Phân loại tiêm huyết tương
Tiêm huyết tương là một phương pháp điều trị y tế sử dụng huyết tương, một phần của chất lỏng trong huyết tương, để cải thiện sức khỏe hoặc điều trị các bệnh lý. Hiện nay, có một số phương pháp tiêm huyết tương phổ biến
-
Tiêm huyết tương đầy đủ: Là huyết tương không được tách biệt thành các thành phần riêng lẻ, sử dụng trong trường hợp mất máu nặng, chấn thương hoặc phẫu thuật lớn.
-
Tiêm huyết tương tách biệt các thành phần: Các thành phần như hồng cầu, tiểu cầu được chiết tách riêng biệt dể sử dụng cho những mục đích khác nhau. Ví dụ huyết tương chỉ chứa tế bào hồng cầu, thường được sử dụng để điều trị thiếu máu. Huyết tương chứa nồng độ cao các tiểu cầu thường được sử dụng trong điều trị chấn thương và phục hồi tế bào. Huyết tương chứa nồng độ tiểu cầu ít hơn thường được sử dụng trong các ứng dụng khác như kiểm tra huyết học hoặc trong điều trị nhiễm trùng.
-
Tiêm huyết tương đóng gói đông lạnh: Phương pháp sử dụng huyết tương chứa tất cả các thành phần được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh. Loại huyết tương này sử dụng trong điều trị các tình trạng đông máu không tốt, chẳng hạn như trong các ca phẫu thuật lớn, chấn thương nặng hoặc các bệnh lý đông máu.
-
Tiêm huyết tương đặc biệt: Sử dụng huyết tương chứa các kháng thể để đối phó với độc tố nếu bị nhiễm độc tố hay cung cấp immunoglobulin để củng cố hệ thống miễn dịch.
-
Tiêm huyết tương nạp: Là quá trình tách huyết tương từ máu và loại bỏ các chất không mong muốn trước khi trả lại các thành phần còn lại vào cơ thể.
Tác dụng của tiêm huyết tương
Tăng cường miễn dịch
Huyết tương chứa các loại khác nhau của immunoglobulin, đặc biệt là IgG. Các immunoglobulin này có khả năng nhận diện và kết hợp với chất lạ như vi khuẩn, virus hoặc chất độc tố. Bằng cách cung cấp thêm immunoglobulin, tiêm huyết tương có thể tăng cường khả năng chống lại các mầm bệnh.
Huyết tương có thể chứa các yếu tố kích thích sự hoạt động của tế bào T và B. Đây là hai loại tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Sự kích thích này có thể giúp tăng cường khả năng của cơ thể phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, một số thành phần trong huyết tương có thể tăng cường phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với các bệnh tự miễn dịch, tiêm huyết tương có thể giúp kiểm soát phản ứng tự miễn dịch không lành mạnh và giảm viêm nhiễm liên quan.
Chống viêm nhiễm
Các thành phần của huyết tương có thể giảm viêm nhiễm và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau tổn thương hoặc phẫu thuật. Huyết tương cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống cytokine, giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch và giảm các tác động tiêu cực của viêm nhiễm.
Hỗ trợ quá trình đông máu
Một số thành phần trong huyết tương, như fibrinogen, có thể hỗ trợ quá trình đông máu. Điều này quan trọng trong việc kiểm soát chảy máu và hỗ trợ quá trình lành của vết thương.
Hỗ trợ hồi phục sức khỏe
Huyết tương cũng có thể cung cấp các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như protein và các chất dinh dưỡng khác. Tiêm huyết tương giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật hoặc trong quá trình điều trị bệnh.
Quy trình tiêm huyết tương
Quy trình tiêm huyết tương thường được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế được đào tạo.
Bước 1: Chuẩn bị
Tiêm huyết tương yêu cầu sự tiếp nhận của cơ thể người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Bước này giúp đảm bảo rằng họ đủ điều kiện để nhận huyết tương và không có bất kỳ yếu tố rủi ro trong quá trình. Bác sĩ sẽ xác định loại huyết tương cần được sử dụng dựa trên mục đích điều trị cụ thể và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cùng với đó, các nhân viên sẽ đảm bảo có đầy đủ vật dụng y tế cần thiết, bao gồm kim tiêm, ống chứa huyết tương và các vật dụng vệ sinh.
Bước 2: Lấy huyết tương
Đây là bước vô cùng quan trọng bởi huyết tương có thể bị vi khuẩn xâm nhập nếu xảy ra bất kỳ lỗi nào trong quá trình lấy và chiết tách. Một lượng máu nhỏ sẽ được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân, thường ở cánh tay. Sau đó, mẫu máu sẽ được xử lý để tách huyết tương từ các thành phần khác của máu. Bước này chủ yếu thực hiện bằng cách quay nhanh trong máy ly tâm.
Bước 3: Tiêm huyết tương
Bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí tiêm thích hợp. Thông thường huyết tương được tiêm ở cánh tay hoặc ở một vùng khác tùy thuộc vào mục đích và loại huyết tương. Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để tiêm từng giọt huyết tương vào tĩnh mạch của bệnh nhân.
Bước 4: Theo dõi sau tiêm
Sau khi tiêm, bệnh nhân sẽ được theo dõi để phát hiện ngay bất kỳ phản ứng phụ nào, như dị ứng hoặc co giật. Bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của quá trình tiêm. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ quyết định có cần tiếp tục hay điều chỉnh liệu lượng.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp tiêm huyết tương
Độ an toàn cao
Tính đến hiện tại, phương pháp tiêm huyết tương được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn. Huyết tương thường được kiểm định và xử lý chất lượng một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người nhận.Trước khi tiêm, bác sĩ cũng thăm khám, kiểm tra toàn diện bệnh nhân. Điều này hạn chế hoàn toàn mọi biến chứng, dị ứng có thể xảy ra sau tiêm. Việc sử dụng huyết tương được xử lý vô trùng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng so với việc sử dụng máu toàn phần.
Phục hồi nhanh chóng
Huyết tương, đặc biệt là các loại giàu tiểu cầu hay các yếu tố miễn dịch, có thể giúp quá trình phục hồi nhanh chóng sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Thời gian thực hiện nhanh chóng, quy trình diễn ra đơn giản. Sau khi tiêm, khách hàng chỉ cần theo dõi vài giờ sau tiêm. Nếu không có dấu hiệu lạ, bệnh nhân có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường, không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Không gây đau đớn
So với việc truyền máu đầy đủ, việc tiêm huyết tương thường ít đau đớn hơn và không đòi hỏi quá trình phục hồi lâu dài. Đặc biệt có nhiều khách hàng có chứng sợ kim tiêm hoặc sợ đau khi làm đẹp.
Hạn chế của phương pháp tiêm huyết tương
Mặc dù tiêm huyết tương mang lại nhiều ưu điểm nhưng cũng đi kèm với một số hạn chế Một trong những hạn chế chính của việc sử dụng huyết tương là khả năng phát sinh dị ứng. Mặc dù nguy cơ này được đánh giá là thấp. Tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng. Bên cạnh đó, việc sử dụng huyết tương không phải là phương pháp đối với mọi tình trạng bệnh lý. Vì vậy nó không hoàn toàn thay thế cho các phương pháp điều trị khác.
Một vấn đề khác là nguy cơ truyền nhiễm bệnh từ nguồn máu khác nhau. Mặc dù các biện pháp an toàn hiện đại giảm thiểu rủi ro. Thế nhưng vẫn tồn tại nguy cơ nhỏ về truyền nhiễm bệnh khi sử dụng huyết tương từ nguồn máu người khác. Do đó, trong một số trường hợp, phương pháp cấy máu tự thân được đưa ra. Sử dụng chính máu của bản thân chiết tách, đưa ngược trở lại giúp hạn chế tình trạng cơ thể phản kháng, không tiếp nhận
Chi phí là một yếu tố quan trọng khác. Vì quá trình sản xuất và xử lý huyết tương có thể khá tốn kém, đặc biệt là khi sử dụng các loại huyết tương đặc biệt. Ngoài ra, việc thời gian giữa các lần tiêm cũng là một hạn chế, đặc biệt là đối với các loại huyết tương cần khoảng thời gian nhất định để đảm bảo hiệu quả.
Ứng dụng đa dạng của tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Tiêm huyết tương điều trị xương khớp
Tiểu cầu cung cấp nhiều yếu tố tăng trưởng. Đặc biệt là yếu tố IGF có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và phát triển của xương. Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng điều trị, nó không chỉ giúp giảm đau và viêm mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục của các mô tổn thương. Song song với đó, thao tác này giúp kích thích quá trình tái tạo mô mới một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ những bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm xương khớp.
Quá trình điều trị đau bằng huyết tương giàu tiểu cầu, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có những điểm mạnh về thời gian và chi phí. Nó giúp rút ngắn thời gian điều trị so với phương pháp thay khớp truyền thống. Đồng thời chi phí điều trị cũng giảm đi đáng kể. Điều này đã tạo ra một sự thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và quản lý các vấn đề liên quan đến xương khớp và mô liên kết.
Tiêm huyết tương trong nha khoa
Phương pháp PRP ban đầu được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực tái tạo hàm, đặc biệt là trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, với sự tiến bộ và nghiên cứu liên tục, phương pháp này trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực nha khoa. Lĩnh vực này đã ghi nhận những cải thiện đáng kể đối với các vấn đề như viêm nhiễm và bệnh lý về nướu. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc giảm tình trạng viêm mà còn có tác động tích cực đối với sức khỏe nướu,. Cụ thể, nó làm tăng khả năng tự phục hồi của mô nướu và cải thiện chất lượng nướu xung quanh răng.
Tiêm huyết tương trong thẩm mỹ da
Phương pháp trẻ hóa da bằng PRP ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ, đặc biệt là trong việc điều trị các vấn đề về da. Ứng dụng chủ yếu của tiêm huyết tương lúc này tập trung vào việc cải thiện tình trạng làn da và giảm các vấn đề thẩm mỹ.
Các yếu tố tăng trưởng tự nhiên có trong tiểu cầu kích thích quá trình tăng sinh collagen và hình thành các mạch máu mới. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho làn da, bao gồm: trẻ hoá da, giảm nếp nhăn, trị sẹo rỗ, bảo vệ da khỏi oxy hoá…
Tiêm huyết tương điều trị rụng tóc
Với khả năng kích thích tăng sinh nguyên bào sợi, sản xuất collagen và keratin, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được áp dụng điều trị các tình trạng rụng tóc và hói đầu. Phương pháp này giúp kích thích sự phát triển của các nang tóc. Đồng thời liệu trình thúc đẩy sản xuất collagen và keratin, những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe của tóc.
Đối tượng không nên tiêm huyết tương
Phương pháp tiêm huyết tương có nhiều ưu điểm, được ứng dụng rộng rãi. Thế nhưng có một số trường hợp người ta nên cân nhắc và thậm chí tránh sử dụng phương pháp này. Những quyết định về việc sử dụng huyết tương nên được đưa ra dưới sự giám sát của bác sĩ, dựa trên thông tin y tế chi tiết và đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe của từng người.
-
Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm đối với thành phần trong huyết tương
-
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
-
Người đang sử dụng thuốc đông máu hoặc có các vấn đề về đông máu
-
Người có các bệnh lý máu như thiếu máu huyết học, bệnh máu đỏ hay các rối loạn đông máu
-
Người có vấn đề về thận
-
Người đang điều trị ung thư
Lưu ý sau khi điều trị tiêm huyết tương
Dù tiêm huyết tương không mất thời gian nghỉ ngơi sau điều trị nhưng để tránh hoàn toàn những rủi ro, khách hàng nên lưu ý chăm sóc da sau tiêm. Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau sau khi tiêm huyết tương. Vì vậy việc chăm sóc da cần được điều chỉnh dựa trên tình trạng cá nhân của từng người. Thông thường sau khi tiêm, bác sĩ sẽ đưa ra những lưu ý này để khách hàng có thể tuân thủ theo.
Đầu tiên và quan trọng nhất là tránh ánh nắng trực tiếp và tia UV ít nhất 24-48 giờ sau tiêm. Làn da sau tiêm vô cùng nhạy cảm nên cần được bảo vệ khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao là quan trọng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV
Ngoài ra, việc không sử dụng mỹ phẩm chứa hóa chất mạnh trong thời gian ngắn sau tiêm giúp tránh kích thích da. Tránh chạm vào vùng đã tiêm để đảm bảo dưỡng chất từ huyết tương được hấp thụ hiệu quả. Giữ vệ sinh cho vùng tiêm bằng cách rửa nhẹ với nước ấm và sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ. Điều này giúp tránh các hóa chất mạnh có thể làm tổn thương da. Theo dõi mọi dấu hiệu phản ứng phụ như đỏ, sưng hoặc đau tại vùng tiêm. Nếu có vấn đề, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
ROHTO AOHAL CLINIC - Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tiêu chuẩn Nhật Bản
Công nghệ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu ở đây có gì đặc biệt?
Dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp nói chung và tiêm huyết tương nói riêng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có thể đảm bảo cho khách hàng dịch vụ đặc biệt, chất lượng như ROHTO AOHAL CLINIC. Tại đây, ROHTO luôn không ngừng tìm tòi, đầu tư và ứng dụng những công nghệ tân tiến hàng đầu thế giới trong dịch vụ làm đẹp. Tất cả sự đầu tư, hoàn thiện đều để nhằm đem đến cho phái đẹp Việt những liệu trình điều trị thẩm mỹ nội khoa an toàn và tối ưu nhất.
Trong các công nghệ làm đẹp tại ROHTO, liệu trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là một trong số phương pháp được khách hàng ưu ái tin tưởng. So với liệu trình PRP tại các đơn vị khác, công nghệ chiết tách huyết tương của ROHTO độc quyền từ Rohto Nhật Bản. Cụ thể, ở đây, chuyên viên chỉ cần lấy lượng máu rất ít, không ảnh hưởng sức khỏe. Điểm cộng thêm là thời gian chiết tách PRP chỉ mất 5 phút, nhanh chóng cùng hiệu quả tuyệt vời và chất lượng bảo đảm.
Quy trình tiêm huyết tương PRP tại ROHTO
Đến với ROHTO AOHAL CLINIC, khách hàng sẽ cảm nhận sự chuyên nghiệp, quy củ và chỉn chu trong từng khâu là việc phòng khám. Sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng bước làm việc giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về kết quả mà mình sẽ nhận được. Đồng thời, quy trình dịch vụ này giúp phía ROHTO có thể nắm rõ tình trạng sức khoẻ khách hàng. Theo đó có thể đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp.
Bước 1: Tư vấn
Trước khi bắt đầu liệu trình, bước đầu tiên là tư vấn khách hàng về tình trạng da của họ. Tư vấn viên sẽ đánh giá và thảo luận với khách hàng về mục tiêu và mong muốn cụ thể của họ. Từ đó xác định liệu trình phù hợp nhất.
Bước 2: Rửa mặt sạch
Sau phần tư vấn, quy trình tiêm huyết tương PRP bắt đầu với việc rửa sạch mặt. Mục tiêu là loại bỏ bụi bẩn, dầu và tế bào chết từ da. Một làn da sạch sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các bước tiếp theo của liệu trình.
Bước 3: Ủ kem tê cho da
Sau khi da đã được làm sạch, một lớp kem tê có thể được áp dụng lên da. Kem tê giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho da, chuẩn bị cho bước tiếp theo là lấy máu. Bước này sẽ loại bỏ cảm giác đau cho khách hàng.
Bước 4: Lấy mẫu chiết tách
Bác sĩ sẽ tiến hành quá trình lấy máu từ khách hàng, thường là từ tĩnh mạch tay. Mẫu máu này sau đó sẽ được xử lý để tách lấy Platelet-Rich Plasma (PRP).
Bước 5: Tiêm huyết tương vào da
Huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm trực tiếp vào da, thường thông qua việc sử dụng kim siêu nhỏ. Quá trình này giúp cung cấp các yếu tố tăng trưởng và kích thích sự tái tạo tế bào da.
Bước 6: Điều trị tuỳ vào vấn đề da
Sau khi PRP đã được tiêm, bác sĩ sẽ điều trị cụ thể tùy thuộc vào vấn đề da của khách hàng. Điều trị có thể bao gồm việc sử dụng máy móc thẩm mỹ hoặc các phương pháp khác nhau để đáp ứng mục tiêu làm đẹp hoặc điều trị cụ thể.
Bước 7: Phủ PRP lên mặt, chườm đá lạnh
Cuối cùng, một lớp PRP có thể được phủ lên mặt để tăng cường thêm các thành phần tái tạo. Việc chườm lạnh sau đó có thể được áp dụng để làm dịu và làm se lỗ chân lông.
Vì sao nên lựa chọn ROHTO để tiêm huyết tương giàu tiểu cầu?
Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ROHTO
Rohto Pharmaceutical là tập đoàn dược mỹ phẩm hàng đầu tại Nhật Bản. Với lịch sử hơn một thế kỷ kể từ năm 1899, thương hiệu đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến 150 quốc gia trên khắp thế giới. Trong cộng đồng Việt Nam, Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã khẳng định vị thế của mình kể từ năm 1996. Minh chứng là thương hiệu luôn nhận được lòng tin và sự ưa chuộng từ phía khách hàng.
Năm 2015, Rohto-Mentholatum (Việt Nam) chuyển giao kiến thức và nghiên cứu về làm đẹp và chăm sóc da từ Rohto Pharmaceutical để thành lập thương hiệu phòng khám ROHTO AOHAL CLINIC tại Việt Nam. Dưới sự quản lý của công ty, ROHTO AOHAL CLINIC đã trở thành địa chỉ hàng đầu cung cấp các dịch vụ điều trị, chăm sóc da và dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật với chất lượng và tiêu chuẩn cao, theo đúng truyền thống của Nhật Bản.
Phòng khám ROHTO AOHAL CLINIC đi đầu trong làm đẹp tiêu chuẩn Nhật tại Việt Nam
ROHTO AOHAL CLINIC đặc biệt nổi tiếng với sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ thẩm mỹ nội khoa và kiến thức chăm sóc làn da Châu Á của công ty Rohto (Nhật Bản). Năm 2018, với định hướng "TIÊU CHUẨN NHẬT - ĐÁNH BẬT THÂM NÁM", ROHTO AOHAL CLINIC đã khẳng định vị thế của mình là đơn vị hàng đầu trong điều trị các vấn đề tăng sắc tố da nhờ vào công nghệ tiên tiến. Cùng với đó ROHTO có sự đồng hành của đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và sự đóng góp từ kinh nghiệm nghiên cứu y khoa tại Nhật Bản.
ROHTO AOHAL CLINIC không ngừng hoàn thiện dịch vụ để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm điều trị an toàn, thoải mái và hiệu quả nhất. Trong đó, tiêu biểu là liệu trình ánh sáng BBL, trẻ hoá da HIFU, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,...
Đội ngũ nhân viên chuyên môn, nhiệt tình
Để duy trì chất lượng và tiêu chuẩn hàng đầu theo truyền thống Nhật Bản trong mọi dịch vụ, ROHTO AOHAL CLINIC hình thành một đội ngũ nhân viên đa ngành, đa năng, tận tâm, đam mê nghề nghiệp. Đội ngũ này bao gồm Bác Sĩ, Tư Vấn Viên, Kỹ Thuật Viên và Bộ Phận Văn Phòng. Tất cả đều đóng góp một cách chặt chẽ để tạo nên một trải nghiệm đẳng cấp và chăm sóc tận tâm cho khách hàng.
Bác sĩ, với kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc đưa ra chẩn đoán và thực hiện liệu trình. Tư vấn viên đóng vai trò là cầu nối giữa bác sĩ và khách hàng, mang đến sự tận tâm và hiểu biết sâu rộng về nhu cầu cụ thể của từng người. Kỹ thuật viên, với sự chuyên nghiệp và tay nghề tinh tế, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Bộ phận văn phòng, với sự tổ chức và linh hoạt, đảm bảo mọi giao tiếp và thủ tục hành chính diễn ra thuận lợi.
Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp
Từ khi khách hàng tra cứu thông tin trên các phương tiện truyền thông cho đến lúc bước vào phòng khám, mọi bước đều được thực hiện một cách mạch lạc. Quy trình dịch vụ 8 bước tỉ mỉ tạo nên một trải nghiệm đẳng cấp và chuyên nghiệp từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, quy trình này giúp bác sĩ có thể hiểu rõ được vấn đề da mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó đưa ra những liệu trình phù hợp, hiệu quả nhất.
-
Bươc 1: Đặt lịch hẹn qua hotline, facebook hoặc website
-
Bước 2: Gặp tư vấn viên
-
Bước 3: Tẩy trang, rửa mặt
-
Bước 4: Chụp hình, soi da
-
Bước 5: Bác sĩ phân tích kết quả soi da, khám da và đưa ra chẩn đoán
-
Bước 6: Bác sĩ thực hiện liệu trình sau khi thống nhất với khách hàng
-
Bước 7: Chăm sóc da sau điều trị
-
Bước 8: Tái khám khéo lịch hẹn
Tiêm huyết tương không chỉ là một bước tiến đột phá trong lĩnh vực làm đẹp mà còn là một phương pháp chăm sóc da toàn diện. Hy vọng qua những chia sẻ trên khách hàng đã có cái nhìn cụ thể hơn về phương pháp làm đẹp này. Để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn, khách hàng hãy đặt lịch hẹn khám và tư vấn tại ROHTO AOHAL CLINIC ngay!